Quân Việt Nam phản kích ở mặt trận Lạng Sơn (2-1979)Quân
Việt Nam còn phản kích đánh cả vào hai thị trấn biên giới Ninh Minh
(thuộc tỉnh Quảng Tây) và Malypo (thuộc tỉnh Vân Nam) của Trung Quốc
nhưng chỉ có ý nghĩa quấy rối.
Ngày 19 tháng 2 năm 1979, nhóm cố
vấn quân sự cao cấp của Liên Xô tới Hà Nội để gặp các tướng lĩnh chỉ
huy của Việt Nam. Moskva yêu cầu Trung Quốc rút quân. Liên Xô cũng viện
trợ gấp vũ khí cho Việt Nam qua cảng Hải Phòng, đồng thời dùng máy bay
vận tải chuyển một số sư đoàn chính quy Việt Nam từ Campuchia về.
Trong
giai đoạn sau, cả hai bên đều tăng cường thêm lực lượng và cuộc chiến
tiếp tục, trong đó quyết liệt nhất là hướng Lạng Sơn. Tại đây sư đoàn
bộ binh 3 Sao Vàng, một đơn vị thiện chiến của Việt Nam từng qua đánh
Mỹ cùng một số sư đoàn khác đã tổ chức phòng thủ chu đáo. Sau nhiều
trận đánh đẫm máu bất kể tổn thất, quân Trung Quốc vào được thị xã Lạng
Sơn chiều ngày 4 tháng 3 năm 1979. Ngày 5 tháng 3 năm 1979, Việt Nam ra
lệnh tổng động viên toàn quốc. Đồng thời phía Việt Nam cũng điều các sư
đoàn chủ lực có xe tăng, pháo binh hỗ trợ áp sát mặt trận, chuẩn bị
phản công giải phóng các khu vực bị chiếm đóng.
Cũng trong ngày
5 tháng 3 năm 1979,do áp lực của Liên Xô, sự phản đối của quốc tế, đồng
thời cũng đã chiếm được các thị xã lớn của Việt Nam ở biên giới, Bắc
Kinh tuyên bố hoàn thành mục tiêu chiến tranh, chiến thắng và bắt đầu
rút quân. Mặc dù chiến sự vẫn tiếp diễn ở một số nơi nhưng đến ngày 18
tháng 3 năm 1979 quân Trung Quốc đã hoàn tất rút khỏi Việt Nam.
Kết quả cuộc chiếnTheo
tuyên bố của phía Trung Quốc: quân Trung Quốc có 6.900 người chết,
14.800 người bị thương và 240 người bị bắt. Quân Việt Nam có 60.000
người chết và bị thương, 1.600 người bị bắt.
Theo tuyên bố của phía Việt Nam: quân Trung Quốc có 62.500 người chết
và bị thương, tổn thất 280 xe tăng, 115 khẩu pháo cối và 270 xe quân
sự. Phía Việt Nam có hàng nghìn dân thường chết và bị thương, không có
số liệu về tổn thất của các lực lượng vũ trang.
Cuộc chiến cũng
đã gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế cho Việt Nam : 4/4 thị xã
bị hủy diệt hoàn toàn, 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh
viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm
mỏ và 80.000 ha hoa màu bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp.
Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân bị mất nhà cửa, tài sản và phương
tiện sinh sống.
Về lâu dài, nó mở đầu cho hơn 10 năm căng thẳng
trong quan hệ và xung đột vũ trang dọc biên giới giữa hai quốc gia,
buộc Việt Nam phải thường xuyên duy trì một lực lượng quân sự khổng lồ
dọc biên giới, gây hậu quả xấu đến nền kinh tế. Sinh hoạt và sản xuất
của người dân vùng biên giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, nhiều
cột mốc biên giới cũng bị quân Trung Quốc phá hủy, gây khó khăn cho
việc hoạch định biên giới sau này.
Các nhà quan sát phương Tây nhận định như sau:Về
mặt chiến thuật, Trung Quốc thất bại vì tuy Việt Nam chưa kịp đưa các
đơn vị ở Campuchia về tham chiến mà quân Trung Quốc vẫn chịu tổn thất
nặng.
Về mặt chiến lược, Trung Quốc thành công vì đã chứng minh
rõ bản chất không thật của hiệp ước tương trợ quân sự giữa Liên Xô và
Việt Nam, và đã chứng minh khả năng lưỡng đầu thọ địch sẽ không xảy ra.
Cũng có một số nhà quan sát cho rằng Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản
Trung Quốc lúc bấy giờ có hai khuynh hướng, một thiên về Đặng Tiểu
Bình, người muốn cải tổ quân sự trong toàn bộ chiến lược cải cách Trung
Quốc, và một chống đối lại cải tổ. Tài liệu phương Tây cho rằng tai hại
chiến lược to lớn nhất cho Việt Nam là cuộc chiến này đưa đến việc phe
cải tổ thắng thế: Trung Quốc dồn sức hiện đại hóa các đơn vị chủ lực và
đã thành công. Điều này sẽ thấy rõ sau này trong Chiến tranh biên giới
Việt Trung 1984-1988, khi Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn.
Sau khi Liên Xô tan rã, đến năm 1992 quan hệ giữa hai nước mới được bình thường hóa.
(nguồn internet)