ấm HCB cử tạ đã cứu cho Thể thao Việt Nam khỏi một thất bại bẽ bàng và nó giúp cho một VĐV như Hoàng Anh Tuấn, người luôn coi mình là một ngôi sao, càng có cơ sở để tự tấn phong anh ta lên tầm của một ngôi sao xuất chúng và tự cho mình được hưởng những “quy chế” của một ngôi sao, cứ như thể là Micheal Phelps (8 HCV bơi) của Mỹ hay Usain Bolt (3 HCV điền kinh) của Jamaica.
Thế cho nên, hẳn là nhiều người sẽ rất bàng hoàng và chắc chắn sẽ cảm thấy may mắn khi hay biết, suýt chút nữa thì tấm HCB lịch sử ấy (là 1 trong 2 tấm huy chương trong lịch sử Olympic của TTVN) sẽ không thể đến ở Bắc Kinh mới đây, và sự nghiệp của Hoàng Anh Tuấn có thể “chết” đúng lúc anh ta đang ở trong thời kỳ phong độ chín nhất của sự nghiệp một lực sĩ cử tạ (23 tuổi). Và câu chuyện này cũng cho người ta thấy, đằng sau thành công của một VĐV là công sức của một tập thể; hay nói một cách bóng bảy là các ngôi sao không bao giờ tự tỏa sáng.
Lật lại hồ sơ “vụ án” đầu độc bằng doping của cử tạ Bulgaria
Trong chiến dịch chuẩn bị cho Olympic, khi Hoàng Anh Tuấn ở Bulgaria, tất cả những người quan tâm tới niềm hy vọng của TTVN đều đặt ra hàng loạt câu hỏi: Cả đội tuyển cử tạ Bulgaria bị cấm tham dự Olympic Bắc Kinh vì dính doping, nhưng tại sao Hoàng Anh Tuấn vẫn đường hoàng tới đó, mặc dù đã tập cùng, ăn cùng, ở cùng với tuyển Bulgaria ròng rã 3 tháng? Trong lúc các VĐV Bulagria bị đưa đi thử mẫu nước tiểu và lĩnh án cấm thì Tuấn cũng có mặt ở đấy, tại sao không bị thử và rất nhiều các câu hỏi tại sao khác?
Vào những ngày đầu tháng 6 (chỉ còn gần 2 tháng trước Olympic), đã có một đợt kiểm tra doping đối với 11 VĐV cử tạ của Bulgaria. Và kết quả được IWF công bố ngày 8-6 cho thấy cả 11 VĐV của Bulgaria đều dính doping, chất Metan dianon. Toàn bộ đội tuyển cử tạ quốc gia Bulgaria (bốn nữ, bảy nam) đã bị Liên đoàn Cử tạ thế giới (IWF) loại khỏi danh sách tham dự Olympic Bắc Kinh 2008.
Trước đó, Hoàng Anh Tuấn đã tập luyện, ăn ở cùng 11 VĐV này tại thành phố Varna, Bulgaria.
Ngay sau khi các VĐV của ĐTQG Bulgaria bị kết luận có chất doping trong người, Hoàng Anh Tuấn cùng chuyên gia Topurov đã được đưa lên Trung tâm đào tạo VĐV Bulgaria ở thành phố Plovdiv để tập luyện cùng VĐV cử tạ một số nước khác đang tập huấn tại đây.
Lúc đó, những người có trách nhiệm quản lý Hoàng Anh Tuấn giải thích rằng: “Dù tập luyện và ăn cùng đội tuyển quốc gia Bulgaria nhưng chế độ dinh dưỡng đặc biệt, thuốc men... của Tuấn hoàn toàn khác với các VĐV của Bulgaria. Do vậy việc VĐV cử tạ Bulgaria dính doping không ảnh hưởng gì đến Tuấn.” Điều này là không chính xác!
Chiến dịch giải cứu…tấm huy chương
Tuấn là trường hợp đặc biệt, được ăn cùng, ở cùng và tập cùng đội tuyển Cử tạ mạnh nhất thế giới – Bulgaria. Đội tuyển này nếu không bị “bẫy” doping thì chắc chắn sẽ có ít nhất 6 HCV.
Tuấn rất may mắn, một là hạng cân của anh là hạng cân rất nhỏ, đội tuyển Bulgaria không có; hai là Trợ lý ngôn ngữ Nguyễn Văn Ngọc sống 11 năm ở Bulgaria đã thuyết phục được bà Phó CT Liên đoàn Cử tạ Bulgaria; ba là tiếng nói của ông Tupurov – nhà cựu vô địch Olympic vẫn có trọng lượng trong LĐ Cử tạ Bulgaria, cũng là bạn thân của HLV trưởng đội tuyển nước này.
Hoàng Anh Tuấn chỉ còn cách “địa ngục” doping vài bước chân
Tuấn lọt thỏm giữa các nhà vô địch. Thỉnh thoảng, anh còn được HLV trưởng của đội tuyển Bulgaria chỉ bảo tận tình. Chế độ dinh dưỡng của anh cũng được các bác sĩ của đội tuyển nghiên cứu và hỗ trợ thực hiện. Chứ không phải là “dinh dưỡng đặc biệt, thuốc men khác biệt” cho riêng Tuấn như các nhà quản lý giải thích khi ấy.
Như thế có nghĩa, nếu 11 VĐV tuyển Bulgaria nhiễm doping qua thức ăn thì Tuấn đương nhiên cũng nhiễm nặng. Thực tế trả lời như vậy, thông qua quá trình kiểm tra bằng thử nước tiểu và cả những triệu chứng chữa chạy sau này, đã khẳng định khi ấy, trong người của Tuấn cũng có Metan dianon-một chất nằm trong danh mục bị cấm.
Như thế có nghĩa, nếu Tuấn không được ông Nguyễn Văn Ngọc và ông Tupurov “cứu”, trốn được vụ kiểm tra đột xuất của WADA và IWF thì Tuấn chắc chắn không có cửa đi vào làng Olympic.
Và cả khi Tuấn có “thoát hiểm”, vào được làng Olympic, mà không có biện pháp hoá giải chất doping đang tích trữ khá lớn trong cơ thể, thì tấm huy chương của Tuấn cũng đi tong, thậm chí sẽ có một scandal cực lớn về doping, làm mất uy tín thể thao Việt Nam là chắc chắn xảy ra. Nó sẽ trầm trọng hơn “vụ” của Ngân Thương. Nó sẽ khiến TTVN “được” cái tiếng, chỉ có 13 VĐV đi tranh tài mà có tới 2 VĐV bị trục xuất khỏi Làng VĐV.
Hoàng Anh Tuấn đã thoát nạn như thế nào?
Cả đội tuyển Bul đang tập hăng say thì bị gọi lên để kiểm tra. Tuấn cũng đang tập. Nhưng may thay, Tuấn không có tên trong thành phẩn đội tuyển, và trước đó, anh Ngọc (trợ lý ngôn ngữ) đã được bạn thân là ông trợ lý huấn luyện tuyển cử tạ Bul gọi điện cấp báo: “dừng tập, trốn ngay, không ra khỏi phòng đến ngày hôm sau.”
Cả 3 thày trò kịp thời rút về nơi ở và “trùm chăn đợi giải phóng”.
Vài ngày sau, có kết quả xét nghiệm doping từ IWF gửi về, nêu rõ chất doping đã được sử dụng. Chính xác là Metan dianon-một loại doping cổ điển chẳng ai còn dùng nữa, nhưng lại tồn tại khá lâu trong máu (khoảng 6 tháng), được hấp thụ qua đường dinh dưỡng.
Làm thế nào để “giải độc” bây giờ??? Câu hỏi ấy được đặt ra, và bằng mọi cách phải trả lời được. Nếu không, khi Tuấn đến Bắc Kinh, chỉ cần với một chút nước tiểu, và 2 ngày sau là kết quả sẽ được IWF, WADA công bố trong người Tuấn cũng có Metan dianon. Báo chí thế giới và Trung Quốc sẽ lại ầm ĩ về một VĐV là sản phẩm tập luyện của lò Bulgaria. Nếu không, bao công sức đầu tư cho hy vọng làm nên một tấm huy chương Olympic của TTVN sẽ đổ ra sông ra biển.
Thế là những e-mail liên tục gửi về bộ môn Cử tạ, cuối cùng ông Đỗ Đình Kháng, chuyên gia Tupurov và anh Ngọc đã tìm ra phương án “tác chiến”.
Giải pháp là: Đi tìm ngay ông HLV trưởng có thâm niên 30 năm của Cử tạ Bulgaria, thầy của Tupurov, ông Abagzaev - chỉ có người này mới có thể tiết lộ cách hoá giải chất doping trên trong thời gian nhanh nhất mà vẫn không ảnh hưởng đến tình trạng cơ bắp của VĐV.
Thế là bằng nhiều cách, lần mò qua internet và dò hỏi cả những người học trò của ông thày lừng danh này, tung tích của HLV Abagzaev, năm nay 75 tuổi, dần được “mò” ra. HLV nổi tiếng này đã từng là HLV đội tuyển Mỹ, Canada, đã giải nghệ, đã về hưu, đã trở lại Bulgaria, đã định cư tại một ngôi làng nhỏ bé trên núi thuộc tỉnh Starazavora…
Tổng cộng từ khi vạch ra được con đường máu, mất gần nửa tháng, e mail cho gần chục liên đoàn, gọi điện khắp đất nước Bulgaria, trợ lý Nguyễn Văn Ngọc và chuyên gia Tupurov mới tìm ra được địa chỉ chính xác của “Hoa Đà” cử tạ.
Đích thân 2 người này đã cất công đi tìm và thuyết phục ông Abagzaev giúp đỡ. Hôm ấy, họ lái xe ô tô đi ngay trong đêm, trong một điều kiện thời tiết mưa gió khắc nghiệt. Và may mắn nhất là có thuốc tiêu trừ chất Metan dianon mang về cho Tuấn.
Đúng như lời tiên liệu của Abagzaev, khi Tuấn uống thuốc đó vào, nước tiểu của anh chuyển sang màu đỏ và sút giảm thể lực một cách khủng khiếp trong 3 ngày kế tiếp-những biểu hiện của một người nhiễm Metan dianon và được tiêu trừ.
Suốt tháng 7, Hoàng Anh Tuấn vừa tập luyện, vừa có chế độ dinh dưỡng thời hậu giải độc doping hợp lý. Nó khiến anh hồi phục được sức khỏe gần như hoàn toàn và bước đến Olympic Bắc Kinh, mang về tấm HCB, một thành tích phù hợp với khả năng của Tuấn.
Khi “nổ” ầm ầm với giới báo chí tại Bắc Kinh, Tuấn luôn vỗ ngực là: “Tiếc quá, sức tôi thì phải HCV mới xứng” hay “tôi còn định phá kỷ lục thế giới”, ỉm luôn cái việc mà người ta đã khổ ải cứu anh ra sao
Điều tồi tệ hơn là gần đây, như để tôn vinh bản thân mình, như một số tờ báo phản ánh, Tuấn đã thẳng thừng phủ nhận mọi công lao của những người đã cứu anh, giúp anh có được tấm HCB ở đấu trường Olympic, từ chuyên gia Tupurov cho tới trợ lý ngôn ngữ Nguyễn Văn Ngọc.
con người, 2 số phận
Khalil El Maaoui, lực sĩ cử tạ người Tunisia, có thể coi là một trường hợp trái ngược hoàn toàn với Hoàng Anh Tuấn dù cả 2 cùng tập huấn ở Bulgaria và cùng bị ngộ độc doping, dính chất Metan dianon. Khalil may mắn thoát không bị kiểm tra nước tiểu hồi đầu tháng 6, nhưng anh không có người tìm cho thuốc giải độc (vì đơn thương đi tập huấn), nên khi đến Bắc Kinh rồi thì Khalil đã không dám thi đấu để cạnh tranh huy chương. Khalil chỉ nâng tạ lên rồi chủ động ném tạ đi dù cho đó mới chỉ là mức 142kg ở động tác cử đẩy. Cả 3 lần nâng, anh đều ném tạ xuống đất. Khalil sợ việc lao vào tranh chấp huy chương sẽ khiến anh bị chú ý và có thể trở thành một trong các VĐV phải thử doping. Mà nếu thử thì cửa “chết” là chắc chắn. Trong khi ấy, anh Nguyễn Văn Ngọc, người đưa Tuấn đi Bulgaria nói rằng, Khalil mới chính là một lực sĩ đáng gờm, vì thành tích trong tập luyện của anh ta luôn cao hơn so với Tuấn.
- Trích dẫn :
- http://www.thethaovanhoa.vn/128N2008...-vi-doping.htm
- Trích dẫn :
- http://www.thethaovanhoa.vn/128N2008...bat-nghia-.htm
Đọc xong mà thấy ghét, hồi trên tivi mình đã thấy ghét chú này rồi