"Việt Nam bắt đầu chuẩn bị chiến tranh, Trung Quốc còn chờ đợi gì?"Đó là tiêu đề của một bài viết được đăng lên diễn đàn
Sina,
ngay sau khi thứ trưởng bộ ngoại giao Việt Nam đã có một phát biểu cứng
rắn hợp lí khẳng định chủ quyền hợp pháp đối với các dự án dầu khí hợp
tác với nước ngoài (hôm 27/8) Mặc dù mạng
Sina không phải là
trang báo chính thức của chính phủ Trung Quốc, nhưng trang này vẫn phải
thông qua kiểm duyệt và chính phủ Trung Quốc gián tiếp gửi thông điệp
qua đây, vì thế các bài viết thường là của những người có khả năng và
trình độ nhất định, sau đây là toàn bộ nội dung bài viết này do tác giả
HS-TS dịch:
Việt Nam bắt đầu chuẩn bị chiến tranh, Trung Quốc còn chờ đợi gì?Hiện nay sau những thông tin về việc công ty dầu khí Exxon Mobil của
Hoa Kỳ và Việt Nam ký hiệp định về thăm dò dầu khí được chuyền ra
ngoài, khiến cho bộ ngoại giao Trung Quốc rất quan ngại, người phát
ngôn bộ ngoại giao Việt Nam khẳng định " các hiệp định được kí đều nằm
trong chủ quyền của Việt Nam ". Về sau thậm chí có trang mạng của Việt
Nam còn xuất hiện những luận điệu cứng rắn cái gọi là " không ngại một
cuộc chiến tranh ".
Những luận điệu cứng rắn của Việt Nam dựa vào những tiềm lực quân sự
trọng yếu tại Nam Sa ( tức Trường Sa ), quân đội Việt Nam đã tăng cường
điều chỉnh bố trí lực lượng, ý đồ là tiến thêm một bước khống chế 29
đảo và vùng biển phụ cận Trường Sa mà đã phi pháp chiếm đóng.
Chiếm đoạt và khống chế Trường Sa thành quyết tâm của quân đội Việt NamĐịa thế của Việt Nam từ bán đảo Trung Nam khu vực Đông bộ trải về hai
phía Nam, Bắc hình thành địa hình chật hẹp chữ " S ". Sau một thời gian
dài đến này, quân đội Việt Nam đã vận dụng chiến lược " Bắc phòng Nam
tấn " làm trọng điểm, dồn lực phát triển lục quân, tập trung quân lực
phía Bắc Bộ, hải quân và không quân ở đây xây dựng tương đối lạc hậu.
Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 9 đề xuất " chiến lược phát
triển biển " ý đồ hướng về biển phát triển, trở thành một " cường quốc
hải dương ( biển ) " Vì thế mà chiến lược quân sự của quân đội nhân dân
Việt Nam cũng được điều chỉnh thành " lục địa phòng thủ hải quân tiến
công " hướng về Nam Hải ( tức Biển Đông ), đặc biệt là dã tâm chuẩn bị
tốt về quân sự nhằm " chiếm đoạt và khống chế các đảo ở Trường Sa, Việt
Nam đã đầu tư mạnh vào Hải quân và không quân, điều chỉnh các căn cứ
theo chiều sâu kiến thiết trận tuyến địa Trường Sa, hình thành hệ thống
kiến trúc trận địa Trường Sa 3 đại trụ cột.
Hiện nay tổng binh lực của hải quân Việt Nam ước tính đạt tới 55 000
người, phân thành 4 khu vực bộ tư lệnh hải quân 1, 3, 4, 5 trong đó bộ
tư lệnh hải quân vùng 1 đặt tại Hải Phòng, quản lữ đoàn tầu chiến 170,
lữ đoàn lục chiến 147. Bộ tư lệnh hải quân vùng 3 đặt tại Đà Nẵng quản
lữ đoàn tầu chiến 161, bộ tư lệnh hải quân vùng 4 đặt tại Vũng Tầu quản
lữ đoàn tầu chiến 171, đoàn cảnh giới 103, bộ tư lệnh quân khu vùng 5
đặt tại Rạch Giá quản lí lữ đoàn tầu chiến 175 , đoàn lục chiến 126.
Tổng cộng các loại tầu chiến khoảng hơn 300 chiếc, các tầu chiến chủ
chiến bao gồm các tầu hộ vệ 7 chiếc, tầu quét ngư lôi 5 chiếc, tầu đổ
bộ 6 chiếc, các loại tầu phóng ngư lôi và tầu phóng tên lửa hơn 40
chiếc, tầu đổ bộ cỡ nhỏ hơn 30 chiếc, 2 chiếc tầu ngầm Mini.
Tổng binh lực của không quân Việt Nam khoảng 30 000 người. quản lí 4
hàng không sư, 13 đoàn phi hành ( 5 đoàn chiến đấu cơ, 3 đoàn vận tải
cơ, 3 đoàn huấn luyện cơ, 2 đoàn tăng cường lục chiến cơ ), có các loại
máy bay Su - 27, Su - 30 và Mic - 23, Mic - 21 và nhiều loại khác tổng
số hơn 480 chiếc, bộ đội phòng không quản lí 17 binh đoàn tên lửa, 7
binh đoàn pháo cao xạ, 6 đoàn Rada, có các thiết bị cảnh giới trên
không và Rada khoảng hơn 1000 bộ.
Lợi dụng các đảo chiếm được làm căn cứ tiền tuyến Nhằm mục đích thay đổi bố trí trận địa trước đây là " Coi trọng phía
Bắc, lớn ở phía Nam, gọn nhẹ ở giữa " quân đội Việt Nam đã đầu tư lớn
xây dựng các căn cứ quân sự hướng về Biển Đông bao gồm 11 căn cứ hải
quân: Vạn Hóa, Cẩm Phả, Hồng Gai, Hà Tiên, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha
Trang, Rạch Giá, Cam Ranh, TP Hồ Chí Minh, Quy Nhơn. 15 căn cứ không
quân bao gồm: Nội Bài, Yên Bái, Hòa Lạc, Kiến An, Thọ Xuân, Đà Nẵng,
Phú Cát, Phan Rang, Biên Hòa, Tân Sân Nhất, Tuy Hòa, Cam Ranh, Chu
Lai... với dã tâm kết hợp vững chắc hải không quân.
Đồng thời quân đội Việt Nam gắp rút tiến hành xây dựng trận tuyến mạng
nhện trên các đảo chiếm được, các đảo này đóng vài chục cho đến vài
trăm quân, Năm 2004, 2005, hoàn thành việc xây cất sân bay trên hai đảo
Nam Yết và Trường Sa lớn, nhờ vậy mà không quân Việt Nam có được chỗ hạ
cất cánh tiên tiến tại Trường Sa. Một khối lượng lớn vũ khí và đạn dược
được thông qua " hành lang trên không " không ngừng chuyển đến Trường
Sa.
Đặc công trên nước quấy rối các tàu thăm dò Trung QuốcNhằm tăng cường khả năng tác chiến với " một quốc gia nào đó " Quân đội
Việt Nam mấy năm trở lại đây đã đề xuất cái gọi là " thò ba đại cánh
tay sắt " tức là kết hợp uy lực lớn của các tầu phóng hỏa tiễn với lực
lượng máy bay chiến đấu tầm xa, cùng lực lượng đặc công trên nước tác
chiến. Ý đồ nhằm dùng nhỏ khắc chế lớn, dùng ưu thế bất đối xứng tấn
công.
Dựa vào việc Việt Nam mua 4 tầu phóng ngư lôi cỡ lớn, có trang bị tên
lửa tầm trung từ Nga, và dựa vào Việc năm 2007 Việt Nam - Nga kí hiệp
định cho phép Việt Nam sử dụng kĩ thuật của Nga xây dựng nhà máy đóng
tầu chiến ở trong nước, chế tạo 10 tầu chiến cao tốc " tia chớp " trang
bị tên lửa. Năm 2009 Nga sẽ còn bàn giao cho Việt Nam hai khu trục hạm
trị giá 350 triệu đô la, với những trang thiết bị hiện đại nhất hiện
nay, có thể tàng hình, tấn công từ xa...đã cho thấy quần đảo Trường Sa
bị hải quân Việt Nam đặc biệt coi trọng, và dựa vào những hoàn cảnh
phức tạp tại đây để lợi dụng " dùng nhỏ uy hiếp lớn ".
Dựa vào việc Việt Nam trang bị các máy bay chiến đấu tầm xa tối tân (
13 chiếc Su - 27 và 4 chiếc Su - 30 ), quân đội Việt Nam đang tập chung
sức chiến đấu tại khu vực tranh chấp vùng biển Trường Sa, tiêu tốn 3,8
tỉ đô la Mỹ để mua 17 chiếc máy bay chiến đấu tiên tiến toàn bộ được
đặt ở căn cứ không quân Phan Rang, hình thành bán kính vượt qua 1500Km,
phủ rộng toàn bộ khu vực quần đảo Trường Sa tăng cường năng lực không -
hải tác chiến. Theo tìm hiểu trong vài năm nữa Việt Nam sẽ tiếp tục đầu
tư mua thêm nhiều máy bay chiến đấu Su - 27, Su - 30 và nhiều loại
chiến đấu cơ tối tân nữa.
Những binh chủng đặc biệt tác chiến trên biển đó là " truyền thống "
của quân đội Việt Nam. Hiện nay tổng binh lực của lực lượng hải quân
lục chiến của Việt Nam ước trừng khoảng 27 000 người quản lí lữ đoàn
lục chiến 126, 147 binh đoàn đặc công nước 861 và một số binh chủng đặc
biệt khác. " Tổng công ty khác thác hải sản Biển Đông " vốn thuộc công
ty 128, 129, ( nguyên là thuộc lực lượng vũ trang ) cũng có những nhiệm
vụ tác chiến đặc biệt.
Để tăng cường thực tế khống chế Trường Sa, Việt Nam đã đưa vào huấn
luyện, cả người nhái bí mật, tấn công chiếm đóng tầng cao, đặt bộc phá
duowis nước, chi viện Trường Sa khi tác chiến làm trọng điểm. Trong lúc
hải quân Việt Nam giám sát các tầu thăm dò của Trung Quốc, trong các
hoạt động gây nhiễu có thể nhìn thấy ẩn hiện bộ đội đặc công Việt Nam
trên mặt nước.
Do các đảo ở Trường Sa không thể cố định đề phòng các tầu chiến,nhiệm
vụ hải quân Việt Nam tuần tra trong vùng biển Trường Sa thông thường
bao gồm hàng trăm các tầu cá vũ trang đảm nhiệm.
Nói hoảng khi cho rằng " vì thế vận hội " nên Trung Quốc " chịu nhịn "Trong lúc tích cực chuẩn bị chiến tranh thì Việt Nam vẫn xử dụng chiêu
bài " Hợp tung liêm hoành " , ý đồ mượn các thế lực bên ngoài để tiếp
tục chiếm đóng các đảo Trường Sa, ở phương diện thứ nhất: về chính trị
thì hợp tác liên minh với các nước ASEAN, đề cao lập trường nhất trí
của các nước đối với Trung Quốc, đặc biệt là tăng cường hợp tác với
Phillipin và Malayxia, một mặt khác Việt Nam lại kêu gọi nước ngoài đầu
tư vào hợp tác khai thác dầu khí, ý đồ lôi kéo Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ ..
và một số nước khác vào Trường Sa, khiến cho vấn đề Trường Sa bị Quốc
tế hóa, đồng thời từng bước tăng cường hợp tác giao lưu quân sự với các
nước Mỹ, Ấn, Nhật... đề cao vị thế của Việt Nam là một nước lớn trong
khu vực.
Như năm 2003, 2004, 2005 chiến hạm của Hoa Kỳ liên tục thăm viếng Việt
Nam, tháng 7 năm 2007 hai bên Việt - Ấn ký hiệp định quốc phòng song
phương, xác lập từ nay về sau Ấn Độ ưu tiên bán cho Việt Nam các trang
bi quân sự trong đó có cả tên lửa đạn đạo "
Bulamobs"
Ấn Độ còn giúp Việt Nam nâng cấp các máy bay chiến đấu Mic - 21 đã quá
hạn đồng thời cũng phụ trách huấn luyện các phi công Việt Nam lái chiến
đấu cơ Su - 30. Tháng 3 năm 2008 2 tàu hộ vệ của Nhật Bản cũng đã viếng
thăm thành phố Hồ Chí Minh và cùng hải quân Việt Nam tiếp hành liên
hiệp diễn tập.
Lần này Việt Nam đã cùng với công ty dầu khí quốc gia Mỹ Exxon tiếp ký
hiệp định hợp tác dầu khí trong vùng biển tranh chấp Trường Sa, khi
phán đoán rằng Trung Quốc trong một thời gian dài sau thế vận hội Bắc
Kinh sẽ không có hành động cứng rắn nào trong khu vực vùng biển Trường
Sa, công nhiên xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc. Việc phán đoán sai
lầm này không chỉ bất lợi với cục diện ổn định ở Trường Sa, đồng thời
cũng tổn hại đến bản thân của nền an ninh và phát triển của Việt Nam
trong thời gian dài sau này.
Nguồn: Internet