dangnh Thành Viên Vàng
Tổng số bài gửi : 323 Điểm : 40 Thanks : 2 Join date : 07/09/2008 Age : 35 Đến từ : 06b3 FITHOU
| Tiêu đề: Những khe cắm cơ bản trên Mainboard hiện đại Thu Oct 02, 2008 11:19 pm | |
|
Với đà phát triển công nghệ chóng mặt như hiện nay, một bo mạch chủ truyền thống đã trở nên cực kì rắc rối đối với những người dùng ít kinh nghiệm một phần do số lượng khe cắm tăng lên đáng kể. Bài viết này sẽ liệt kê những loại khe cắm hiện có thông dụng trên thị trường sản phẩm và những tính năng cũng như thiết bị sử dụng dựa trên chúng.
A. Những khe cắm cơ bản thế hệ mới:
1. PCI-Express x16:
a. Nhận diện:
Thường có chiều dài lớn nhất trong số các khe cắm mở rộng trên bo mạch chủ, mã màu thông dụng là vàng, da cam hoặc đen.
b. Chức năng:
Chức năng chính được dùng chủ yếu là lắp các loại card đồ họa PCI-Express (viết tắt PCI-E - tránh nhầm với PCI-X), được giới thiệu lần đầu cho Desktop trên các hệ chipset 915 và 925 của Intel. Băng thông cung cấp đạt mức 250MB/chiều lên hoặc xuống/kênh (X) như vậy với khe cắm X16 băng thông tổng cộng sẽ là 8GB/s cao hơn so với AGP 8x cũ. Khe PCI-Express X16 có thể hoạt động ở tốc độ thấp hơn tùy theo thiết kế và thiết bị bạn cắm vào. Hầu hết các bo mạch chủ đời mới đều có 2 khe cắm PCI-E X16 cho phép cắm 2 card đồ họa để tận dụng công nghệ đồ hoạ kép ví dụ như SLI của nVIDIA hay Crossfire của AMD.
2. PCI-Express x4 và x1:
a. Nhận diện:
Có chiều dài ngắn hơn so với PCI-Express, thường có cùng mã màu và hình dáng. Một số nhà sản xuất thiết kế phần đuôi có khe mở cho phép cắm được cả card đồ họa PCI-E x16.
b. Chức năng:
Được sử dụng với mục đích thay thế PCI truyền thống do có nhiều ưu điểm vượt trội, bạn có thể cắm Modem, card sound, card chuyên dụng xử lý video… tuy nhiên hiện tại thị trường chưa có nhiều sản phẩm loại này.
3. e-SATA:
a. Nhận diện:
Không khác gì so với những khe cắm đĩa cứng SATA thông thường, tuy nhiên những khe e-SATA được thiết kế nằm riêng biệt ở một góc riêng để cắm ra phía ngoài máy thuận tiện hơn.
b. Chức năng:
Bạn có thể sử dụng chúng để cắm ổ cứng tuy nhiên do thiết kế của nhà sản xuất, dây cắm thường sẽ không đủ dài khi nối từ các cổng e-SATA vào những ổ cứng lắp trong case. Những sản phẩm bo mạch chủ có cổng này thường bán kèm cáp nối ra phía ngoài cho những ổ cứng SATA lắp ngoài phục vụ mục đích di động.
4. EPS12V:
a. Nhận diện:
Thường được đặt sát cạnh khe cắm điện nguồn chính của bo mạch chủ, giao tiếp năng lượng EPS12v mới chỉ có trên các bo mạch của hệ thống máy trạm, máy chủ chuyên nghiệp hoặc một số loại cao cấp trên Desktop. Cấu trúc khe EPS12V gồm 8 chân cắm và có kích thước mỗi chân ngang bằng với chân của dây cắm điện chính.
b. Chức năng:
Cung cấp điện phụ cho bo mạch chủ và những thiết bị lắp trên đó, khe cắm này tương thích ngược với jack 12v 4 chấu cũ của Pentium 4 nên bạn có thể cắm chung với nhau và để trống 4 chấu dư. Tuy nhiên, hầu hết nguồn mới đều có jack EPS12v 8 chân.
5. Khe cắm quạt 4 chấu mới:
a. Nhận diện:
Được cải tiến từ đầu cắm 3 chân tiêu chuẩn cũ, phiên bản mới có thêm một chân điện và vẫn thường sử dụng mã màu trắng.
b. Sử dụng:
Trên bo mạch chủ tiêu chuẩn thường có từ 3 đến 4 đầu cắm này cho quạt CPU, quạt case. Nếu đang sử dụng quạt với jack 3 chân, bạn vẫn có thể cắm vào chấu này và bỏ một chân dư, chú ý tránh cắm nhầm để khỏi cháy nổ thiết bị.
6. Chân cắm HD Audio và HDMI:
a. Nhận diện:
Đây là những tính năng công nghệ mới nên có thể bạn sẽ ít gặp trên các loại sản phẩm thông dụng. HD Audio bắt đầu xuất hiện trên các bo mạch chủ của cả AMD lẫn Intel trong khoảng 2 năm trở lại đây, tuy nhiên HDMI lại rất mới. Rất khó để nhận diện các chân cắm này thông qua đặc điểm riêng nhưng chắc chắn nhà sản xuất luôn đánh dấu chúng rõ ràng trên sản phẩm của họ (như trong hình) hoặc trong tài liệu đi kèm.
b. Sử dụng:
Để sử dụng đầu HD Audio, case của bạn phải có hệ thống cổng phía trước hợp chuẩn HD, khi đó bạn sẽ có những dây cắm cần thiết. Tham khảo tài liệu đi kèm bo mạch chủ để biết cách cắm cụ thể đối với từng sản phẩm khác nhau. Tương tự như vậy đối với HDMI AC.
B. Những khe cắm đặc biệt: 1. ASRock CPU Board Upgrade:
a. Nhận diện:
Đây là khe cắm hỗ trợ tính năng đặc biệt chỉ có trên các dòng bo mạch chủ K8Upgrade-1689, K8Upgrade-VM800, K8Upgrade-NF3, 939Dual-SATA2, K8SLI-eSATA2, 939SLI-eSATA2, 939SLI32-eSATA2 của ASRock. Thường có mã màu vàng hoặc tím và dài ngang khe PCI-E x16.
b. Chức năng:
Cắm card giao tiếp của ASRock cho phép bạn sử dụng nhiều thế hệ CPU khác nhau chứ không giới hạn 1 loại như thông thường. Một bo mạch chủ có thể sử dụng hoặc Socket 939, Socket AM2, Socket 775, Socket 754 tùy ý.
3. ECS SIMA Slot:
a. Nhận diện:
Đặc trưng chỉ có ở dòng main Hybird của ECS, thường có màu cam và nằm sát khe PCI-Express x16.
b. Chức năng:
Tương tự như của ASRock, khe cắm này của ECS được sử dụng để cắm các card SIMA cho phép sử dụng chung các chip AMD K8 và Intel Socket 775 trên cùng một nền tảng bo mạch chủ mà người dùng không cần tốn tiền nâng cấp hoặc thay đổi.
4. DFI Audio Port:
a. Nhận diện: Đặc trưng các dòng mainboard cao cấp của DFI ví dụ như LanpartyUT 915P-T12, LanpartyUT NF4 SLI-DR… chân cắm này có màu đen, nằm đúng ở vị trí các cổng âm thanh trên main bình thường.
b. Chức năng:
Cắm một adapter âm thanh nhỏ có tên Karajan đi kèm với mainboard hỗ trợ các cổng xuất Analog và chip xử lý âm thanh, lưu ý khi cắm adapter này bạn phải gắn đúng cả bộ chốt bắt vào mạch main để nó không bị lung lay.
Được sửa bởi dangnh88 ngày Thu Oct 02, 2008 11:37 pm; sửa lần 1. | |
|
kuchuoi Thành Viên Bạc
Tổng số bài gửi : 220 Điểm : 11 Thanks : 0 Join date : 08/09/2008 Age : 36
| Tiêu đề: Re: Những khe cắm cơ bản trên Mainboard hiện đại Thu Oct 02, 2008 11:35 pm | |
| chữ bé đau mắt cho to ra đồng chí atmin | |
|